Khi có những triệu chứng như đau chân, nặng và mỏi chân, sưng, phù chân, chuột rút ban đêm … bạn nên đến các trung tâm, cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Bác sỹ sẽ quyết định phương pháp điều trị thích hợp nhất cho tình trạng bệnh của bạn, nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, bảo vệ sức khỏe đôi chân và nâng cao chất lượng cuộc sống.
SUY TĨNH MẠCH
Các biểu hiện thường gặp của suy tĩnh mạch:
- Tĩnh mạch mạng nhện: tĩnh mạch dãn nhỏ nổi dưới da.
- Dãn tĩnh mạch: những tĩnh mạch nông bị dãn và suy van tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể bị sưng ở cẳng chân, mắt cá hay ở đầu gối.
- Biến đổi màu da: da biến đổi sang màu nâu. Khi nặng hơn, chúng có thể chuyển thành những đốm màu trắng và cuối cùng dẫn đến loét.
PHÒNG NGỪA SUY TĨNH MẠCH
Nên phòng ngừa suy tĩnh mạch, nhất là khi gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh này. Bạn có thể phòng ngừa suy tĩnh mạch bằng các biện pháp sau đây:
- Giữ cân nặng lý tưởng
- Tập thể dục thường xuyên
- Ngưng hút thuốc lá
- Không đứng hoặc ngồi lâu
- Kê chân ở tư thế cao hơn tim.
NHỮNG ĐIỀU CẦN TRÁNH ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH
Khi đã được chuẩn đoán bị suy tĩnh mạch, ngoài việc điều trị kết hợp mang vớ y khoa, bạn nên tránh nhưng việc như sau:
Không mặc quần áo quá chật
Không tắm nắng hoặc phơi nắng quá nhiều
Không mang giày cao gót (hoặc hạn chế mang giày cao gót thường xuyên)
Không tắm nước nóng hoặc tắm hơi quá nhiều
Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu tại một vị trí cố định
Nên kê chân cao khi nằm và thường xuyên vận động
BÀI TẬP HỮU ÍCH CHO BỆNH NHÂN SUY TĨNH MẠCH
Xoay bàn chân từ trong ra ngoài, và ngược lại
Nhấc phần bàn chân từ dưới lên trên, và ngược lại
Đưa chân lên ngang đùi rồi hạ xuống tại chỗ
Hai tay nắm thành ghế gập người lên xuống hoặc ưỡn hông với ghế
Đạp xe trên không
Kê chân cao khi ngồi